Nguồn gốc nhân loại và cuộc chiến Đông Tây

 Thuyết âm mưu trong lich sử: Cuộc chiến Đông vs Tây và di cư lập nghiệp trong 45.600 năm


Nếu bạn xem phim Trung Quốc, thường thấy các đại thần nói với vua: Hoàng Thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế ... Vua đáp: Ái khanh, bình thân!!!

Điều đó có ý nghĩa gì khi mà lịch sử ghi lại nhiều ông vua "đứt mạch máu não" mà chết với tuổi thọ vài chục năm?

Đó là do tông chỉ của nhà nước phong kiến thời đó lấy tông chỉ của những vị vua vạn vạn tuế thật. Đó là thiết chế và tư tưởng của nhà nước phong kiến lấy thời huy hoàng làm mục tiêu và cũng là lời hứa.

Vậy thời huy hoàng đó là thời nào?

Wikipedia Việt có nêu:
Các học giả Trung Hoa không nhất trí với nhau về Tam Hoàng cụ thể là ai, phần lớn chịu ảnh hưởng nhiều bởi các truyền thuyết dân gian.

Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Tam Hoàng là:

Thiên Hoàng - trị vì 18.000 năm.
Địa Hoàng - trị vì 11.000 năm.
Nhân Hoàng - trị vì 45.600 năm.

Thuyết của Sử ký Tư Mã Thiên được xem là chính thống nhất, theo sách này thì Ngũ Đế bao gồm:
Hoàng Đế (黃帝).
Chuyên Húc (顓頊).
Đế Khốc (帝嚳).
Đế Nghiêu (帝堯).
Đế Thuấn (帝舜).

Riêng Tam Hoàng, có thể thấy là tuổi thọ rất cao, có thể ví như câu nói "phúc như Đông Hải, thọ tỷ Nam sơn" dành cho các hoàng đế.

# Câu hỏi 1: Điều đó có thật hay chỉ là huyền thoại?

Vấn đề ở đây là ai trả lời câu hỏi này mà thôi. Nêu sbạn hỏi một thám tử chuyển nghề sang nghiên cứu lịch sử, có lẽ thám tử đó trả lời là "có thật". Bản thân tôi trả lời là "có thật".

Muốn biết thực hư sự việc về tuổi thọ các hoàng đế, cần phải xem các vị hoàng đế đó sinh ra từ đâu, sống trong bối cảnh nào. Tìm hiểu điều này cần phải thông hiểu ít nhất 2 nhân vật trước cả Tam Hoàng Ngũ Đế. Đó là Bàn Cổ và Hồng Quân Lão Tổ, cùng các đồng môn và đệ tử.

Bàn Cổ do Tưởng mà sinh ra, con người chúng ta thì do Tình mà sinh. Bởi vì ông ta ở trong trứng thai ngén trong thế giới hỗn độn. Ở trong trứng cầm 1 búa đập tan làm cho vỏ trứng vỡ ra, hiện sinh trong thế giới không phân biệt đâu là trời đất. Thời kỳ này gọi là thời Hồng Hoang.

Thời Hồng Hoang chưa phân định trời đất, có thể phía dưới là trời, nhưng đi một đoạn thì lại lơ lửng, lại có thể đảo ngược lại - phía trên (lúc trước) mới là trời. Các vật thể kích cỡ lớn có thể lơ lửng, nhưng đi một đoạn thì nó lại rơi theo chiều hướng khác nhau. Thực tại vật lý này vẫn còn thỉnh thoảng xuất hiện ở gần bắc cực và nam cực. Nhiều video ở Nga, gần Bắc cực cho thấy thực tại khá giốngkiểu hỗn độn này. Thực tế, Bắc cực là nơi bị cấm, cũng giống như "hiệp ước nam cực" che dấu bức tường băng của mặt đất phẳng vậy.

#🔎Vấn đề đặt ra: Bàn Cổ do ai Tưởng mà thành? Có phải là do linh khí của trời đất tưởng ra? Hay cả hai?
Kiểu cách sinh ra và xuất hiện của Bàn Cổ khá giống với Tôn Ngộ Không phá thạch mà ra.

Linh khí không phải cá nhân làm sao biết Tưởng được, trừ khi tạo hóa có ý đồ. Vậy có thể do một vị thần tiên nào đó thời kỳ Phong Thần Diễn Nghĩa, hóa thân hay chuyển thế ở dạng Tưởng mà thành. Thời kỳ Phong Thần là thời kỳ có Hồng Quân Lão Tổ , hình thái như người chúng ta, lại có phong thái như thần tiên, nhưng Bàn Cổ thì chỉ có 80% giống người chúng ta mà thôi (vì mình ông ta nhiều lông và to lớn - theo truyền thuyết).

#🔎 Làm thế nào để biết chắc Bàn Cổ thực sự có thật (tồn tại)?

Nếu bạn hỏi sử gia, hoặc xem các tài liệu sau thời Minh, đầu triều Thanh (bên Trung Quốc), thì khả năng cao là không chính xác, hoặc có được thông tin mâu thuẫn. Hơn nữa, người có thể nói dối, sách có thể bị sửa vì mục đích chính trị.

Nhưng người chết và vật chứng thì không biết nói dối, nếu bạn biết cách lấy thông tin từ vật chứng và suy luận hợp lý.

Chính vì vật chứng đưa ra thông tin ở dạng không biết nói dối cho nên đồ cổ bị truy nã bằng cách ra mức giá rất cao.

Bằng chứng cho sự tồn tại của Bàn Cổ là gì? (BCBC)

🔅BCBC1: Một hệ thống các di tích còn lại mà cuối thời Minh đầu triều đại nhà Thanh đã từng tàn phá nhưng vẫn còn, vì những cái quan trọng họ đã phá rồi. Đây là danh sách:

Đền thờ Bàn Cổ (Pangu) tại Quảng Đông là 221 đền thờ; tại Quảng Tây có 100, và một số lượng nữa chưa xác định rõ, tổng là hơn 100 đền. Mộ của Bàn Cổ có đến 2 ngôi tại Quảng Đông, nhưng không phải là mộ chôn xác như người phàm.

Theo Wiki Trung Hoa: "Về nguồn gốc của Pangu, người ta thường cho rằng nó đến từ vùng Baiyue , cụ thể là ở Quảng Đông , một số người cho rằng Pangu là tổ tiên của người Quảng Đông. Theo "Shu Yi Ji": " Vương quốc Pangu ở Biển Đông ... có lăng mộ của Pangu ở Biển Đông ngày nay, trải dài ba trăm dặm. Người ta nói rằng các thế hệ sau cũng chôn cất linh hồn của Pangu; Có ngôi đền của Bàn Cổ ở Quế Lâm , và người dân ngày nay thờ phụng ông." Theo nghiên cứu của một số chuyên gia và học giả, vị trí của Vương quốc Bàn Cổ trong thời kỳ hình thành cũ được ước tính là khu vực Lư Sơn của Quảng Đông, nơi người Yao, con người ban đầu sống ở thời cổ đại.

Người ta tin rằng khoảng 1.500 năm trước, người Yao đã di chuyển vào miền nam Quảng Đông và một trong số họ định cư ở vùng núi còn lại của núi Qingyun ở Nam Lĩnh (tức là Huashandu ở huyện Huaxian). Núi Lư Sơn ở Shiling (sau này là khu vực xung quanh núi Panguwang, núi Huashan và Timian là nơi cư trú của người Yao thời cổ đại. Những người Yao định cư trên sân thượng trước đây đã thành lập Vương quốc Pangu và xây dựng đền Pangu trong hang Pangu, Lễ hội Panwang vào ngày 16 tháng 10 âm lịch được tổ chức hoành tráng và các hoạt động tiếp tục cho đến thời Hồng Chí của nhà Minh . Sau này, quan quân nhà Minh đến đàn áp Vương quốc Bàn Cổ, chùa Bàn Cổ bị đốt cháy, người Yao khó lòng rời đi, bỏ lại Tượng đài Bàn Cổ và các di tích khác. Những người Yao còn lại dần dần bị đồng hóa". "

🔑🔑🔑 Cực kỳ quan trọng: Mục đích thực sự của chiến tranh là gì?
Chiến tranh, tại chiến trường, súng có đạn, không phải là khẩu súng hút thuốc, mà trước đó có cả hậu phương và những cuộc chia ly, cơ hồ tương lai là "một đi không trở lại". Lại có cả tướng của tướng, chỉ huy của những vị tướng tại chiến trường.

Một cuộc chiến đã kết thúc có thể được dụng lại trên sân khấu như một vở kịch theo nhiều cách. Đến thời bình, người ta nghĩ và viết về về chiến tranh dựa trên những vở kịch và sử sách có khi còn nhiều nội dung hơn cả những người trong cuộc. Nhiều nội dung được phổ biến hay đến mức mà người ta không rõ đâu mới là chiến tranh, đâu mới là vở kịch. Nhân sinh như kịch, mà kịch như nhân sinh?

Xưa kia các nhà cầm quân đều là những người có lịch duyệt và học thức không phải tầm thường. Có một người trong cuộc thời chiến quốc nói: "Đọc cả ngàn chương sách, cả vạn câu từ chẳng qua là để lừa người và tránh bị người lừa"

Câu nói đó có thể khiến cho người ta bối rối mà phán xét: "giả, tất cả mọi thứ đều là giả..."

Note: Search tác giả của câu nói ở thời điểm hiện tại thì không rõ. Đó là do "công nghệ AI" đang lọc nội dung tại cơ sở dữ liệu, cũng là một phần của dự án lập trình tâm trí qua internet.

Mục đích chính của chiến tranh là gì mà lại như vậy?
Có thể nói cách điệu: Mục đích chính của chiến tranh là dành lấy hương hỏa và sự tôn thờ của bách tính trong thế gian.

🌀 Xưa kia, người ta dành lấy hương hỏa và sự tôn thờ của bách tính bằng những thủ đoạn thay đổi tôn giáo, tư tưởng. học thuật của người dân. Bạo lực chiến tranh có thể không cần dùng nếu đạt được mục đích.

Chùa Bàn Cổ bị đốt cháy bởi quân nhà Minh đến đàn áp Vương quốc Bàn Cổ là một cách thức dùng bạo lực trong chiến tranh.

👉 👉 👉 👉 Lý lẽ: Nếu đúng là mục đích của chiến tranh là như tôi nói ở trên, thì chùa Bàn Cổ và những bằng chứng về Bàn Cổ bị phá đi là mục tiêu của chiến tranh bạo lực, và những công trình chính là những thông tin tiết lộ sự thật.

Những thông tin về Bàn Cổ (cả bằng chứng) gồm 2 phần: phần tư tưởng - tinh thần và phần thứ 2 là phần vật chất. Do đó, chỉ cần phá đi (bằng bạo lực chiến tranh) phần bằng chứng, vật chất xác thực cho sự tồn tại của Bàn Cổ, thì ắt hẳn, phần lớn người đời sau chỉ coi bàn Cổ là huyền thoại mà thôi.

🔐 Có thể nhận định đơn gian: Nếu thông tin về bàn Cổ không thật và quan trọng thì người ta không cần phá.

🌀 Note: Xưa kia như vậy, ngày nay thế nào? Chỉ hơi khác một chút là người ta vẫn dành lấy hương hỏa của bách tính nhưng điều hướng con người nhắm mục tiêu chính là tiền (money) trước tiên. Việc giáo dục người ta theo đuổi tiền bạc dễ dàng hơn nhiều so với việc bắt người ta từ bỏ một tôn giáo.
Chính vì vậy, mà nhiều người vẫn có cảm giác cùng với nhận thức (nhận thấy): Theo đuổi tiền bạc sẽ tìm thấy khoa học.

🔅BCBC2:

Pangea là siêu lục địa tồn tại khoảng 300 triệu năm trước. Một vị thần trong thần thoại Trung Quốc ,盤古, Bàn Cổ, được phát âm là Pangu, được mô tả là người sống đầu tiên và là nhân vật khổng lồ đã tạo ra thế giới. Sau hàng triệu năm, Pangu chết và các bộ phận cơ thể của anh ta hình thành nên thế giới, giống như hơi thở của anh ta trở thành không khí và mây, đôi mắt trở thành mặt trời và mặt trăng, mồ hôi trở thành nước, v.v. Vậy tôi tự hỏi liệu hai từ này có liên quan đến điều gì tương tự không?

Wikipedia: Pangea là một lục địa cổ xưa trong lịch sử địa chất , được hình thành trong kỷ Carbon cho đến khi tách ra thành Laurasia ở phía bắc và Gondwana ở phía nam .

Giả thuyết: trong quá trình tàn phá sự thật bởi chiến tranh và lừa đảo, đáng lý Pangea phải bị loại bỏ chứ?

Pangea không bị loại bỏ vì khoa học và chính trị vẫn có sự tách biệt. Vì Pangea liên quan đến nhiều bản đồ cổ nên không thể bị loại. Thông tin về Pangea có cả thật và giả ở đó.

Pangaea chữ thì khác với Pangu (Bàn Cổ) nhưng phát âm giống từ “盤古” (Bàn Cổ)

Thông tin về Pangaea là do khao học Tây phương tạo ra.

🔅BCBC2+1: Còn nhiều bằng chứng khác về Bàn Cổ để dành cho các bạn tự tìm hiểu.

#🔎 Nếu Bàn Cổ tồn tại, đẫn dến câu hỏi: Ai là người nhìn thấy Bàn Cổ 1 búa đập tan cái vỏ, để rồi dùng thần lực khai thiên lập địa?

Một lý giải đơn giản: Chính Bàn Cổ đã kể lại!

Nhưng lý giải đó không ổn. Bởi vì lời giải đó không giải thích được cái búa của Bàn Cổ từ đâu mà ra? Và chúng sinh là những ai được nghe Bàn Cổ kể lại?

Như tôi đã nhắc từ đầu, Bàn Cổ do Tưởng mà thành, cũng như loài gà, do tưởng mà sinh, còn con người chúng ta do Tình mà sinh ra.

Lưu ý: Phương thức sinh ra của Bàn Cổ như vậy đúng như "Phật" thuyết. Và theo đó, có hơn 7 vị Phật trong quá khứ, và con số các vị Phật xuất hiện trong quá khứ còn nhiều hơn .... Điều đó đúng với giáo lý đạo Phật. Tuy nhiên, hầu như các bộ Kinh trên cạn đều có vấn đề, mặc dù số lượng lớn là thật, nhưng do vấn đề ngôn ngữ và được chuyển qua các quốc gia, cho nên nó có vấn đề... Một số bộ kinh dưới Long Cung là chính hãng, nhưng lại bị mất đi nhiều quyển. Vấn đề này có thể được đề cập đến trong Tây Du Ký chính hãng trước triều đại nhà Thanh.

Vậy ai Tưởng ra Bàn Cổ và cái búa trong tay? Và, Bàn Cổ đã không kể cho ai thì chắc chắn có người nhìn thấy Bàn Cổ khai thiên lập địa, sau đó ghi lại. Người đó là ai? Đó là những người có đẳng cấp và địa vị ngang với Hồng Quân Lão Tổ, hoặc có nhiều truyền thuyết cho rằng Bàn Cổ do Hồng Quân Lão Tổ tạo ra!

Chỉ có học thuyết này mới giải đáp được hết mọi mâu thuẫn và nghi vấn.

Chỉ còn đúng 1 câu hỏi nữa mà lời giải thực sự nằm ngay trên câu chữ của Kinh điển Phật giáo:

Bàn Cổ do Tưởng mà sinh ra, sau đó có nhân loại và chúng sinh xuất hiện. Vậy thì ai là người tạo ra con người và các vị vua (hoàng đế) có tuổi thọ sánh như ngọn núi nam (thọ tỷ nam sơn) kia từ đâu mà ra?

--- Lời giải:
Phải có hình dung về thiên địa, vũ trụ, như là các cõi trên mặt phẳng hòa giải áp suất, rộng vô tận, mới có được sự hình dung về việc Bàn Cổ khai thiên lập địa.

Trước Bàn Cổ đã có sự sống rồi! Bàn Cổ chỉ tạo ra một tiểu thế giới trong Trung Thiên thế giới, lại nằm trong Đại Thiên thế giới mà thôi.

Hiểu được lẽ này thì có thể thấy rằng những vị Thần như Bàn Cổ, Hồng Quân Lão Tổ (và những người ngang hàng với ông, hình hài giống người) thực ra đang sống trong một thế giới rộng hơn, có quy luật vật lý khác với chúng ta.

Nhân loại có hình dáng như ngày nay từ đâu mà ra sau khi Bàn Cổ xuất hiện và tạo ra Thiên Địa? Họ đến từ tiểu thế giới khác, có tính cách, tư tưởng khác nhau, tạo ra những nhóm người khác nhau. Nhưng có lẽ người Châu Phi là xuất hiện sau cùng, họ xuất hiện trong một cuộc chiến giữa phương Đông và phương Tây.

Phương thức mà con người xuất hiện sau khi có thiên địa như thế nào? Đây là một bí mật mà các thế lực lớn hiện nay đang dùng sức mạnh quân sự và chính trị để che dấu. Hơn nữa, một số nội dung, biểu tượng trong Phật giáo có tiết lộ.
Bí mật đó tôi chỉ đoán và lý lẽ cho triêng mình mà chưa dám nói ra. Bí mật và sự thật có khi ở ngay trước mắt mà thôi. Vì hàm ý của từ khám phá trong tiếng Anh là Discover chính là Dis + Cover = disconnect + Cover = tháo ra + sự che phủ, diễn ra ngay trên những gì hiện hữu là giả. Có thể dis có nghãi khác mà tôi không biết, nhưng đại khái là vậy.

Cách mà họ di chuyển từ tiểu thế giới này sang tiểu thế giới kia là một bí mật! Có nhiều bằng chứng để củng cố cho khẳng định rằng con người suất hiện là sự di cư giữa những tiểu thế giới, ví dụ như nguồn gốc người Hoa Hạ (thuộc nhà Hạ - khoảng thế kỷ 21 TCN - khoảng thế kỷ 16 TCN) được thuật lại như sau:

"Căn cứ vào ghi chép trong Tả truyện, nhà Hạ ở Trung Nguyên là một xứ đại diện cho 1 sự công bằng và chuẩn mực. Học sĩ Khổng Dĩnh Đạt (孔颖达) trong sách Xuân thu tả truyện chính nghĩa (春秋左傳正義) có giải thích: ["Trung Quốc hữu lễ nghi chi đại, cố xưng Hạ. Hữu phục chương chi mỹ, vị chi Hoa"; (Trung Quốc có lễ nghi to lớn, nên gọi Hạ. Có quần áo đẹp, cũng gọi Hoa); 中國有禮儀之大,故稱夏;有服章之美,謂之華]"

Manh mối là cách hiểu chữ "Hữu" sau chữ "Cố" khi học giả là người viết cho người đời sau hiểu luôn căn gốc trong câu chữ ngắn gọn:
"Trung Quốc hữu lễ nghi chi đại, cố xưng Hạ. Hữu phục chương chi mỹ, vị chi Hoa" . Điều đó ám chỉ rằng người Hoa Hạ mới xuất hiện là một tập thể, ngay lúc đầu đã có cách ăn mặc đẹp đẽ rồi.

Điều đó có thể là sự xúc phạm với thuyết tiến hóa cho rằng con người từ vượn hóa thành, dần dần biết lấy vải che thân.

Như vậy, con người xuất hiện trong tiểu thế giới này là một nhóm, có sẵn ngôn ngữ, tư tưởng, và đặc biệt là phải có một thứ gọi là Tình. Vì như lúc dầu tôi nói, con người do Tình mà sinh ra.

Họ mang sẵn mối tình đến với thế giới này! Cổ Long, Kim Dung, Nghê Khuông, nhưng người đọc sách cũ của Trung Hoa, và Kim DUng có Tra Thị Tàng Thư, họ thường hay có câu nói khó hiểu với thanh niên thời của tôi: "Đã đến, đã sống, đã có ái tình, ... cũng không còn gì phải hối hận" .. mặc dù người đọc cảm thấy rất hận điều gì đó.... Cũng có thể họ chịu tư tưởng học thuật cổ của Trung Quốc còn lại cho nên họ viết vậy, tư tưởng đó dựa trên nguồn gốc của nhân loạ mà tôi nói ở trên.

Vậy còn người Việt nam từ đâu mà đến?
Cách thức người Việt nam đến cũng vậy, lúc đến đã có tình cảm và tư tưởng sẵn. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ tạo ra người Việt, mặc dù được nhiều học giả được trả tiền để bôi nhọ, phản bác, nhưng sự thật ở ngay kiến thức được coi là giả, chỉ cần "dis + cover" như nói ở trên sao cho logic và hợp lý theo phươngpháp quy nạp và nguyên lý dao cạo Ockham. Bạn sẽ thấy nó hợp lý.

"Lạc Long Quân là hậu duệ của Thần Nông. Vua Đế Minh (cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông) có hai người con, "con trưởng là Đế Nghi, con thứ là Lộc Tục". Nhà vua yêu Lộc Tục hơn nên muốn cho Lộc Tục làm vua phương Bắc.

Lộc Tục là người khiêm nhường nên đã nói với cha nhượng cho anh cả. Vì vậy vua cha cử Lộc Tục làm vua phương Nam (đất Văn Lang sau này). Đất Văn Lang tức nước Xích Quỷ có nhiều phong cảnh thanh kỳ. Dải Lĩnh Nam trùng trùng, điệp điệp, xanh như chàm, xa trông như rồng uốn khúc. Lên làm vua, Lộc Tục lấy hiệu là Kinh Dương Vương, buổi đầu toan đóng đô ở chân núi Miễu Sơn, sau ấn định xây thành, đắp lũy ở Cửu Lĩnh. Vua lấy Long Nữ con gái Động Đình Quân, sinh ra Sùng Lãm tức Lạc Long Quân kế nghiệp vua cha."


Có nhiều thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, việc truy nã đồ cổ và đốt sách dẫn đến không biết thuyết nào là thật nữa. Nhưng có thuyết đựợc làm giả thì cũng phải làm cho giống chứ khong thể là loại thuyết phi lý được. Tổng thợp các thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ cho thấy:
Lạc Long Quân thuộc về Thần Long, không hoàn toàn là người, và tình cảm, ái tình, mà ngày nay gọi là Tình Yêu cũng không giống người. Còn Âu Cơ là thần tiên.

Lạc Long Quân và Âu Cơ dùng thần lực, cùng với Tưởng của Thần Long kết hợp với Tưởng của Thần Tiên để triệu hồi người từ tiểu thế giới khác trở về tiểu thế giới này.

Ghi chú: Khi mà trên thế giới này, người ta không còn biết đến Tưởng và TÌnh, cùng với 12 loại chúng sinh được sinh ra như nào, thì lúc đó chính là lúc thời kỳ tận thế, cũng là lúc Kinh Lăng Nghiêm bị hủy đi.

Như vậy, người Việt do Tưởng mà sinh, do Lạc Long Quân và Âu Cơ triệu hồi mà thành trong vỏ bọc được luyện bởi thần lực (thần thông). Mặc dù do tưởng mà sinh nhưng lại có Tình.

Khi bạn nói câu: đã đến, đá sống, đã có ái tình, ... không còn hối hận nữa... là lúc bạn cảm nhận đực cội nguồn. Và thực chất đây là câu nói khiến người đa tình đau khổ (nếu họ hiểu).

Tóm lại, Lạc Long Quân và Âu Cơ có thần lực giống như những bạc Thần Tiên mà ngay từ đầu nói tới lầ Hồng Quân Lão Tổ và Bàn Cổ.

# Vấn đề còn lại: Những vị vua (hoàng đế), làm thế nào mà họ sống được lâu như vậy?

Vì học được Hồng Quân Lão Tổ, Bàn Cổ truyền dạy cho phương thức tu luyện để trở thành những người thống lãnh bách tính trong thế gian.
Họ sống lâu và có thần lực theo lời giải khác là bởi vì họ được những người như Hồng Quân Lão Tổ triệu hồi từ những tiểu thế giới, và trong trường hợp này là một tiểu thế giới có cấu trúc khác với tiểu thế giới của chúng ta, thậm chí rộng lớn hơn.

Chính con người do họ cai quản là một nguyên nhân dẫn đến những người được coi là Thiên Tử, Hoàng Đế trở thành suy vi, sau cùng là biến mất. Nhưng nguyên nhân nữa là những người đối đầu với Hồng Quân Lão Tổ.

Nếu Hồng Quân Lão Tổ tạo ra Bàn Cổ, và là người có ý dồ tạo ra tiểu thế giới này (trước đó đã có nhiều tiểu thế giới), thì bên cạnh đó còn có những người có pháp lực ngang ngửa hoặc cao hơn cả Hồng QUân Lão Tổ. Chỉ đơn cử một người như là Ma Tổ La Hầu. Đó là nhân vật đứng đầu chúng ma trong nhiều thế giới chứ không phải 1 tiểu thế giới như chúng ta.

Thế giới của chúng ta (không phải hình cầu, mà là mặt phẳng thuộc một cõi ) chia làm 4 phương vị tương ứng với Đông Tây Nam Bắc, 4 phương vị này được tính toán trong Tiên thiên bát quái, liên quan đến Hà Đồ, Lạc Thư, mà Phục Hy đã được các vị thần tiên tạo ra thế giới này truyền lại (hoặc do chính ông ta có căn cơ từ thế giới khác tạo ra).

Dải đất trên bản đồ mặt đất phẳng cũ chủ yếu nằm dọc theo hướng Đông - Tây.

Cuộc chiến giữa Hồng Quân Lão Tổ và những thần tiên đối đầu với ông (đơn cử là Ma Tổ La Hầu) tạo ra cuộc chiến Đông vs Tây.

Như vậy, những thế lực lớn, những bậc thần tiên hiểu theo nghĩa đên là ngoài bầu trời này (thiên ngoại hữu thiên) đã lấy thiên địa làm bàn cờ lớn.












-------------------------------
Chưa viết xong, vì có việc bận.... Để lúc khác viết tiếp...

Dự định viết đoạn cuối:

南 華 真 經 = Nam Hoa Chân Kinh = Nam Hoa Kinh

Riêng chữ 南 華 được hiểu là phía nam của Trung Quốc chứ không phải là địa danh Nam Hoa

真 經 = Chân Kinh, được hiểu là "tôi thấy như vậy" khi quan sát (mục) thông qua chuẩn mực .

Chữ 真 = Chân.

真 = chữ thập phía trên và bộ Mục (目) ở giữa, phía dưới gồm 2 phết, tượng trưng cho 1 âm 1 dương.

Chữ Thập gồm nhất âm nhất dương đan nhau hình dấu +, tượng trưng cho 10, cũng tượng trưng cho vô lượng vô biên (số 10), nhưng lại dựa trên bộ Mục 目 . Nhìn sơ lược, chữ thập phía trên chữ Mục khá giống với chữ thập phía trên chữ Khẩu = chữ Cổ = 古 ( 9 người 10 ý) . Nhưng điểm khác nhau là Mục thì vô lượng vô biên được biến hóa từ Mắt (Mục), còn Cổ thì vô lượng vô biên được biến hóa từ Khẩu (miệng).

Chữ 經 = Kinh điển, gồm chữ Mịch (糸) và chữ Kinh ( 巠 ) hợp mà thành 經 ( hội với nhau). chữ Kinh ( 巠 ) gồm xuyên 巛 và 3 chữ Nhất dược kết nói bởi 巛 và nối thẳng đứng | . Chữ 巠 có thể hiểu cạn cận là "mạch nước" nếu không muốn xem xét ý nghĩa nghĩa tượng hình, vì nó là tượng hình cho chữ THổ thêm dòng nước 巛 vào. Tuy nhiên, nếu thẳng thừng để viết về Kinh điển, có thể dùng 巠 là Kinh mà không cần đến 糸 (Tơ nhỏ/ độ dài số nhỏ)

Chữ 巠 hàm ý dòng sông chảy, cũng là thời gian trôi qua 3 cõi, trôi qua 3 đối tượng quan sát, mà thực ra chẳng cái gì là Nhất cả.

Các trường phái học thuật đều bảo vệ học thuyết của mình là đúng. Các trường phái tồn tại song song với nhau ngay cả khi chúng mâu thuẫn căn bản với nhau.

Trong Nam Hoa Kinh của Trang Tử có nói về các học phái tìm hiểu về nguồn gốc của vũ trụ, có học thuyết cho rằng vũ trụ từ "Hữu" (cái có) mà ra, có thuyết lại cho rằng vũ trụ có nguồn gốc từ Vô (cái không) mà hình thành . Tất cả đều muốn thóng nhất mà chẳng có ai Nhất cả.

Xem lại chữ 巠. Nếu chữ Nhất trên cùng là Hữu, chữ Nhất phía dưới là Vô, chữ nhất thứ 3 ở dưới cùng là chẳng Hữu cũng chẳng Vô. Còn lại vạch thẳng đứng | là vừa Hữu vừa Vô. Như vậy là có 3 cõi, tam giáo,... cùng với 1 đối tượng quan sát nữa, tổng là 4 .
Bây giờ, cả 3 Nhất cũng chẳng cái gì là Nhất, cho đến 4 cái Nhất cũng chẳng cái nào là Nhất.

Vậy ý chỉ của 巠 là gì? Xét tống thể thì 巠 chỉ có thể là sự bao hàm cả 4 cái Nhất và 1 dòng sông tượng trưng cho thời gian và thực tại không dừng lại. Và để xem và hiểu được 巠 , cần "lìa tứ cú, tuyệt bách phi" như trong Đạo Phật nói.
Do đó, ngay cả lìa tứ cú tuyệt bách phi rồi, cũng chẳng phải Nhất, đó mới là ý chỉ của Kinh?

Nói thêm: Cũng chính chữ 巠 này làm nen sự nổi tiếng của bài thơ thời Đường là Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng:
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

Không phải đơn giản là chỉ có bối cảnh như vậy mà bài thơ nổi tiếng đâu, mà phải có thêm cấu trúc người, dòng sông, xưa nay, v.v... và cả nước trên trời, sông nước trên trời (thong thiên hà), cổng trời (nam thiên môn) đã từng tồn tại trong thế quan và trong văn hóa của Trung Hoa. Điều đó có nghĩa là Trái đất không phải hình cầu, mà là một cõi... Những bí mật của trời đất có lẽ đã bị súng đe sát trong những cuộc chiến tranh diễn ra hàng trăm năm do Tây làm. Đó là mục đích chính của chiến tranh và nó phải được duy trì cho đến ngày nay.

Vậy thì 南 華 真 經 = Nam Hoa Chân Kinh = Nam Hoa Kinh đại ý muốn nói điều gì?

Nam Hoa Chân Kinh ý chỉ rằng người Trung Hoa muốn thấy Kinh phải mở rộng tâm lượng về phía Nam, phóng tầm mắt và tư tưởng ra nơi khoáng đạt để thấy được chân Kinh (sự thật của vũ trụ và ý nghĩa nhân sinh). Nơi mà họ đang sống trong thời Xuân thu chiến quốc, chính là nơi sẽ khiến họ dần dần không còn bản sắc của người Hoa nữa.

Trong tác phẩm Nam Hoa Chân Kinh, Trang Tử có nói đến biển phía Nam, trời nam, loài chim lớn, v.v.. Tất cả những thông tin đó đều dựa trên kiến thức mà Trang Tử đựợc học từ nền giáo dục của Trung Hoa.

Các học giả nghiên cứ đều cho rằng Nam Hoa Chân Kinh đã bị chỉnh sửa, cắt bỏ ở những phần sau. Vì động cơ gì mà những chính trị gia thời phong kiến muốn loại bỏ hoặc chỉnh sửa? Phải chăng có một thế lực nào đó có sức mạnh đến mức lấy Thiên Địa làm bàn cờ, họ đang bày ra cuọc chơi và những gì được loại bỏ giống như việc di chuyển quân trên bàn cờ ???

Những gì bị loại bỏ hoặc chỉnh sửa trong Nam Hoa Chân Kinh chính là những lý giải (hoặc liên quan) cho nội dung huyền bí được cho là "không thật" của tác phẩm.

Post a Comment

Previous Post Next Post
Đọc tiếp: