Dẫn nhập
Theo điều tra của Độc Cô Phái, nhiều bằng chứng và lý lẽ cho thấy: chữ viết của người Việt Nam xưa kia, thời các Vua Hùng là chữ Hán nôm. Nhưng đó không phải chữ có nguồn gốc của người Hán, mà có nguồn gốc từ ngoài bầu trời.
Chữ viết thời Vua Hùng là chữ của những thế lực lớn lấy thiên địa làm cuộc cờ!
Chữ của chúng ta xưa kia là chữ từng được viết trong Thiên Thư (sách trời)
Trong bài viết trước, tôi có nói về chữ viết thực sự của Việt Nam chính là chữ từ những thế lực lớn bên ngoài bầu trời dùng để trao đổi và ghi chép lại.
Thế lực lớn đó là những người có địa vị và đẳng cấp ngang với Hồng Quân Lão Tổ. Họ lấy Thiên Địa làm bàn cờ.
Trong tác phẩm Vệ Tư Lý truyền Kỳ của Nghê Khuông, có đề cập đến cuốn sách trời. Còn nhiều bí tích khác bên Trung Quốc cũng nói đến thiên thư.
Ở Việt nam, tìm thấy ít nhất 2 tác phẩm nói về sách trời, đó là tác phẩm BÌnh Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi và bài thơ "Nam quốc sơn hà" (Sông núi nước Nam) xưa nay vẫn được cho là Lý Thường Kiệt sáng tác, còn gọi là "Thơ Thần".
Cách học Thiên Ngữ, Thiên Tự
Nói về "ngôn ngữ" thì cần bàn đến nhiều phương diện. Tôi tạm gọi Thiên Ngữ được đề cập ở trên chính là ngôn ngữ mà các thời kỳ Vua Hùng sử dụng để dạy học, đào tạo ra những bậc hiền tài cho quốc gia.Bài viết này chỉ tập trung vào học chữ viết, ý nghĩa của Thiên Ngữ, Thiên Tự mà thôi.
Mục đích của việc học là để ứng dụng vào trong thực tế, sử dụng những kiến thức đã học để thu được những lợi ích.
Thiên Ngữ có thể thu được những lợi ích về vât chất, tiền bạc trong nhiều nghành nghề, ví dụ như buôn bán đồ cổ, truy tìm bản đồ kho báu, v.v.
Lợi ích của Thiên Ngữ, Thiên Tự |
Nhưng ở đây không có tiền bạc hay kho báu, chỉ nói đến lợi ích về mặt tinh thần, và tâm linh trước đã.
Học Thiên Ngữ để thay đổi cách quán tưởng trong nhận thức về sự vật, nhận thức về sự và lý. Sự học xưa kia của cổ nhân là cốt để Minh Lý. Tuy nhiên, việc học hành đỗ đạt cao lại hưởng được danh lợi. Vậy là người ta dùng luôn chữ Minh Lý để nói về Danh Lợi. Tiếng Trung, phát âm về Minh Lý và Danh Lợi là giống nhau, đó là từ đồng âm nhưng khác nghĩa (hiện tượng cũng giông như ở Việt nam)
Điều đó cho thấy, hàng vài nghìn năm, thậm chí vài chục nghìn năm, dưới thời đại chữ của Thiên Ngữ do những vị Hoàng Đế là lãnh tụ, người ta không biết đến Danh Lợi thực ra là gì.
Nhưng đó vẫn chỉ là lợi ích cho những người thường xem lại nội tâm của mình, dựa trên quán tưởng giữa sự và lý mà thôi.
Nếu dạy cho trẻ nhỏ, thiếu niên, thì cần học và dạy thế nào?
Có thể dạy cho học sinh những bài thơ chữ Hán Nôm (Thiên Ngữ) của chúng ta. Sau đó xem xét ý nghĩa tượng hình của từng chữ, tiếp theo là xem xét tổng thể. Ví dụ như tôi bất giác phát hiện ra bài thơ thời Đường là Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng:
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
Không phải đơn giản là chỉ có bối cảnh như vậy mà bài thơ nổi tiếng đâu, mà phải có thêm cấu trúc của chữ 巠, bao gồm người, dòng sông, xưa nay, v.v... và cả nước trên trời, sông nước trên trời (thông thiên hà), cổng trời (nam thiên môn) đã từng tồn tại trong thế quan và trong văn hóa của Trung Hoa. Điều đó có nghĩa là Trái đất không phải hình cầu, mà là một cõi... Những bí mật của trời đất có lẽ đã bị súng đe sát trong những cuộc chiến tranh diễn ra hàng trăm năm do Tây làm. Đó là mục đích chính của chiến tranh và nó phải được duy trì cho đến ngày nay.
Lợi ích là gì? Đó là việc tra từ và hiểu nghĩa, đồng thời tự ôn luyện lại những kiến thức mình đã học về chữ Hán nam (nôm). Sau đó là cảm thụ văn học.
Văn học với chữ nghĩa thời nay không phát triển IQ cho trẻ em một cách mạnh mẽ. Việc xem xét ý nghĩa tượng hình của Thiên Ngữ sẽ phát triển trí tuệ và IQ cao hơn so với ký tự quy ước khô khan.
Toán học thường cân nhắc trừa tượng, liên quan đến IQ. Chẳng thế mà những nhà có con cái đầu tư cho học Toán học thường tự cao tự đại là con mình thông minh hơn con nhà khác đi học Văn học.
Xưa kia, những người thi đỗ thám hoa hay trạng nguyên có IQ cực cao, thuộc hệ tính nhanh như máy, tạo ra nhưng câu đối 1 vs 1 đẹp, mà lại nhanh. Họ không cần học toán học như chương trình ngày nay mà laoi toan shọc khác. Nhưng cơ bản là học ý Thiên Tự và những nghiên cứu thông qua Thiên Tự.
Để có được sự xem xét tượng hình và ý nghĩa của tượng hình, hội ý của chữ, bạn cần phải học của ông thầy mà xưa gọi là thầy Đồ. Nhưng thầy Đồ giờ còn đâu nữa.
Rất may là có những học giả và những bậc chân sư thỉnh thoảng giảng giảng về ý nghĩa của chữ trong đề mục Kinh điển.
Bạn cần lấy đó làm khởi đầu để học cách tìm hiểu về Hán tự (Thiên Tự).
Khoảng 5 bài giảng về các chữ có lẽ là bắt đầu được. Ví dụ bài giảng về chứ Đạo chẳng hạn. Hãy tìm những lời giảng giải của những học giả đáng tin, hoặc những bậc chân sư tu hành chân chính để học hỏi.
Nếu bạn nghe lời giảng của những kẻ có tà tâm, dần dần sẽ đi sai hướng. Điểm khởi đầu rất quan trọng.
Ví dụ: Lời giảng về chữ Đạo của hòa Thượng Tuyên Hóa có vài bản, nhưng đó là những lời giảng của chánh đạo. Lời giảng về chữ Đạo, 道, như sau:
"Chữ Đạo này, theo chữ Hán thì trên đầu có hai chấm, tức là điểm âm và điểm dương, lại cũng từ chữ Nhân, nghĩa là người mà biến hóa ra. Hai điểm này là chữ Nhân viết lộn ngược. Tu Đạo có nghĩa là phải lộn ngược trở lại, là đi ngược giòng nước chứ không phải đi thuận theo giòng nước. Đi thuận theo giòng nước tức là sinh tử, mà đi ngược giòng nước tức là Niết Bàn. Chữ Nhật nghĩa là Nguyệt phía trên có hai chấm, đó cũng là do chữ Nhân mà ra, cho nên muốn thuận thì thuận, muốn ngược thì ngược. Ở phía dưới hai chấm trong chữ Đạo này có một lằn ngang tức là chữ Nhất. Chữ Nhất này phân chia thành một âm một dương, thiên âm thiên dương thì gọi là Cực. Thiên nghĩa là thiên lệch. Khi âm thiên lệch hay khi dương thiên lệch thì đến chỗ cùng cực, còn Đạo thì ở chỗ nào? Từ nơi chữ Nhất này, tức là từ số 1 mà tìm. Một là bản thể của các số, một này từ đâu mà có? Một này từ nơi số Không mà ra. Đã không thì chẳng có trong cũng chẳng có ngoài, không bắt đầu cũng không kết thúc. Dứt sạch tất cả các pháp, lìa bỏ tất cả các tướng, phóng ra thì bao quát mọi sự, cuộn lại thì ẩn tàng chẳng thấy, tất cả vạn vật bắt đầu từ số Không này mà ra. Cho đến sông núi, đất đai, phòng ốc nhà cửa, sum la vạn tượng đều là từ nơi số Không này mà bắt đầu. Nói một cách rõ ràng hơn, số không này chính là Bản Hữu Phật Tánh, là Đại Quang Minh Tạng rực rỡ sáng ngời, nếu thâu nhỏ lại thì nhỏ hơn hạt bụi, nếu phóng lớn ra thì lớn trùm pháp giới, cho nên lớn vô cùng mà nhỏ cũng vô cùng, chẳng có hạn lượng nào cả chính là số Không vậy. Song con người không biết giữ gìn quy củ, đem số Không này mà phá vỡ đi, nên biến thành số Một. Cho nên nếu chỉ có số Không mà thôi thì không có số Một, cũng chẳng có các số khác, và cũng chẳng cần thiết phải có các số khác. Bởi vậy cho nên Bản Lai là hào quang sáng ngời rạng rỡ, sau đó thì biến thành Một. Một này một bên tức là Âm, một bên tức là Dương, có nghĩa là từ một Âm một Dương mà sinh ra muôn vật. Người tu đạo phải từ nơi số Một này mà bắt đầu."
... còn nhiều nữa
Tiếp theo:
Sau khi xem (nghe khoảng 5 bài giảng) làm ví dụ, đồng thời suy nghĩ xem mình đã học được bao nhiêu, đặt ra những câu hỏi gì, rồi bắt đầu xem xét các tác phẩm văn học dùng Thiên Tự viết.
Tại sao một số bài thơ có 4 câu, đơn giản vậy mà lại trở nên nổi tiếng, nhiều đời sau không giải mã hết những ý tưởng trong bài thơ?
Nếu học và hiểu được Thiên Tự, những ý tưởng của tác giả sẽ được giải mã.
Với mỗi đức tính (cá tính) của mỗi học sinh khác nhau, sẽ tạo ra những bài văn có phong cách độc đáo khác nhau. Xem bài văn phân tích về những bài thơ nổi tiếng của học sinh sẽ biết được căn cơ của chúng.
Việc tiếp theo là dùng những kiến thức căn bản về cấu trúc Thiên Tự để giải mã những ý tưởng của những tác phẩm văn học khác, không phải là thơ, có thể là Kinh điển, hoặc tài liệu bí mật nào đó.
Những kiến thức căn bản về cấu trúc Thiên Tự lấy ở đâu ra? Dạo trước tôi có mò được 2 cuốn sách định dạng PDF, chúng mang tên là "Chiết tự chữ Hán" và "Nhớ Chữ Hán Thông Qua Chiết Tự Chữ Hán".
Xin trình bày ở đây cho bạn xem miễn phí (phí bản quyền của tác giả), và bạn có thể tìm mua để trả phí cuốn sách đó để cảm ân tác giả:
Sách 1, Chiết tự chữ Hán, đọc trực tuyến:
Sách 2, Nhớ Chữ Hán Thông Qua Chiết Tự Chữ Hán, đọc trực tuyến:
Quan trọng: xem thêm những trang web tra từ Hán - Việt, cũng xem thêm các trang bên nước ngoài. Có một trang ở Việt nam mà tôi thường hay tra là https://hvdic.thivien.net/
Chúc bạn sớm tìm thấy Danh Lợi. À quên, Minh Lý.